Bạn yêu thích nuôi chó và muốn tự mình huấn luyện chó tại nhà? Dưới đây là 10 bài học huấn luyện cơ bản mà ai cũng có thể áp dụng, giúp chú chó của bạn trở nên ngoan ngoãn, biết nghe lời và dễ bảo hơn. Những bài học này phù hợp cho cả người mới bắt đầu và người đã có kinh nghiệm!
1. Dạy Chó Biết Tên Của Mình
Bước đầu tiên trong quá trình huấn luyện là dạy chó nhớ tên của chúng. Hãy thường xuyên gọi tên của chó và khi chó đáp lại, hãy khen thưởng chúng bằng cách vuốt ve hoặc cho một món ăn vặt. Điều này sẽ giúp chó dễ nhận diện tên của mình và tăng khả năng tương tác với bạn.
2. Lệnh “Ngồi”
Dạy chó ngồi là một trong những lệnh dễ thực hiện nhất. Bạn chỉ cần cầm một miếng đồ ăn vặt và giơ lên đầu chó, chó sẽ nhìn theo và tự động ngồi xuống. Khi chó làm đúng, hãy khen thưởng ngay lập tức để chó hiểu rằng đây là hành vi tốt.
3. Lệnh “Nằm”
Lệnh này giúp chó hiểu rằng cần nằm xuống khi bạn yêu cầu. Đưa một món ăn vặt đến gần mũi chó và từ từ di chuyển xuống dưới, chó sẽ dần nằm xuống để theo dõi. Khi chó nằm đúng tư thế, hãy tặng chúng phần thưởng để khích lệ.
4. Lệnh “Đứng”
Cầm thức ăn để ngang tầm với mũi chó.
Bước lùi lại 1 bước, kéo tay cầm thức ăn theo, theo phản xạ chó sẽ dí mũi theo và chuyển thành tư thế đứng.
Ngay khi chó đứng lên hô “đứng” và thưởng cho chó.
5. Cách dạy chó không đuổi theo xe máy, oto
Chó thường rất tò mò và hiếu động, đặc biệt là với những đối tượng chuyển động. Đối mặt với sự quan tâm của chúng tới xe cộ, chúng ta cần phải dạy chúng biết cách kiềm chế mình. Không chỉ để bảo vệ chó khỏi nguy hiểm, mà còn giúp hạn chế sự phiền hà cho người đi đường và bảo vệ chó khỏi những rủi ro không mong muốn. Bằng cách tuân thủ lời khuyên trên và luôn giữ vững tinh thần, bạn sẽ giúp chú chó của mình trở nên an toàn và biết nghe lời hơn khi ở ngoài công cộng.
Lý do chó thích đuổi theo xe: Chó thích đuổi theo đối tượng chuyển động nhanh. Khi thấy xe, bản năng săn mồi trong chúng được kích thích.
Sử dụng lệnh “Không”: Khi chó có dấu hiệu muốn đuổi theo, giữ chặt dây xích và ra lệnh “Không”. Lặp lại mỗi lần chúng có ý định đuổi theo cho đến khi chó hiểu và tuân thủ.
Học từ trải nghiệm: Nhờ một người bạn đi trên xe và khi chó chạy lại gần, họ có thể dùng bình xịt nước nhỏ để xịt nhẹ vào mặt chó. Điều này sẽ làm cho chó cảm thấy bất ngờ và học hỏi từ trải nghiệm thực tế.
Tích cực khích lệ: Mỗi khi chó đi bên cạnh bạn mà không đuổi theo xe, hãy khen ngợi và thưởng cho chó. Điều này giúp tăng cường hành vi tốt của chó.
6. Cách huấn luyện chó nhảy lên bắt đồ
Bạn muốn chú chó cưng của mình không chỉ biết đón đồ bằng miệng mà còn có thể nhảy lên và bắt chúng một cách chính xác? Hãy cùng khám phá bí quyết để dạy chó bắt đồ cực chuẩn và chính xác.
Làm quen với việc bắt đồ: Trước hết, trong những lúc chó cảm thấy đói, bạn có thể thử ném một vài mảnh thức ăn nhỏ hoặc thức ăn hạt. Điều này giúp chó làm quen với việc bắt đồ từ không trung.
Bắt đầu với khoảng cách ngắn: Chọn một quả bóng tennis hoặc đồ chơi mà chú chó yêu thích. Ném đồ chơi ở khoảng cách ngắn và hô lệnh “Bắt”. Nếu chó không bắt đồ chơi, nhặt nó lên và thử lại. Khi chú chó thành công, hãy khen ngợi, bấm clicker và thưởng cho nó.
Phát triển kỹ năng: Lặp lại bước 2 nhiều lần, từ từ tăng khoảng cách ném và đồ chơi sử dụng. Sử dụng các đồ vật khác nhau như bóng đá, móc chìa khóa hoặc đồ chơi khác để chú chó có cơ hội phát triển kỹ năng bắt đồ của mình. Đối với những chú chó còn nhỏ hoặc những chú chó có nướu mỏng, bạn nên chọn những đồ vật mềm để tránh làm đau răng của chúng.
Nâng cao kỹ năng: Khi chó đã thạo kỹ thuật bắt đồ, bạn có thể thử nâng cao bài tập bằng cách sử dụng đĩa bay. Điều này không chỉ giúp chó tăng cường khả năng vận động mà còn giúp chó trở nên linh hoạt và nhanh nhẹn hơn trong các bài tập huấn luyện sau này.
7. Dạy Chó Không Cắn Đồ Đạc
Nhiều chú chó thích gặm đồ đạc khi còn nhỏ. Khi thấy chó cắn phá đồ không đúng, bạn hãy đưa cho chúng một món đồ chơi thay thế và khen ngợi khi chúng ngừng lại. Điều này sẽ giúp chó phân biệt đồ đạc và đồ chơi.
8. Huấn Luyện “Bắt Tay”
Lệnh “Bắt tay” vừa đơn giản lại tạo ra những khoảnh khắc dễ thương. Bạn có thể nhấc nhẹ chân của chó lên và nói “Bắt tay”, sau đó thưởng cho chúng. Bài học này vừa dễ thực hiện vừa giúp chó học thêm nhiều tương tác mới.
9. Cách dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ
Việc dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ là một trong những bài huấn luyện chó quan trọng nhất. Điều này không chỉ giữ cho ngôi nhà của bạn sạch sẽ mà còn giúp chó phát triển thói quen tốt từ nhỏ. Huấn luyện dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ là một nhiệm vụ quan trọng, yêu cầu sự kiên nhẫn và nhất quán. Tuy nhiên, với các bước hướng dẫn sau, bạn hoàn toàn có thể đạt được kết quả mong muốn và giúp chó con phát triển một thói quen vệ sinh tốt.
Xác định vị trí cố định: Chọn một nơi cố định trong nhà làm “khu vệ sinh” cho chó. Điều này giúp chó dễ dàng nhớ và tập trung vào khu vực đó mỗi khi cần đi vệ sinh.
Sử dụng khay vệ sinh chuyên dụng: Khay vệ sinh cho chó với lớp báo cũ sẽ giúp chó dễ dàng đánh mùi và đi vệ sinh đúng chỗ. Hãy giữ lại một chút giấy báo sau mỗi lần dọn dẹp khay.
Quan sát dấu hiệu: Chó con thường có những dấu hiệu nhận biết trước khi cần đi vệ sinh, như đi lòng vòng hoặc đánh hơi. Lúc này, hãy dẫn chó đến khu vệ sinh của mình.
Khen ngợi và tương tác: Khi chó con đi vệ sinh đúng chỗ, hãy khen ngợi và vuốt ve nó. Điều này sẽ khích lệ chó và giúp nó nhớ lâu hơn.
Xử lý khi chó đi vệ sinh sai chỗ: Trong trường hợp chó đi vệ sinh sai chỗ, hãy la mắng nó ngay lập tức. Điều này giúp chó hiểu và nhớ lâu.
10. Huấn luyện chó nằm xoay vòng tròn
Dạy chó nằm xoay vòng tròn là một bài học thú vị và đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết các bước và kỹ thuật giúp chó nằm xoay vòng một cách nhanh chóng và đúng cách.
Cơ bản về việc dạy chó xoay vòng: Hãy bắt đầu bằng việc hô lệnh “Nằm” để chó nằm xuống. Đưa thanh huấn luyện cạnh đầu chó và hướng nó chạm vào đầu thanh. Khi chó quay đầu theo thanh và lăn người theo hướng vòng cung, bấm clicker và thưởng ngay cho nó.
Kỹ thuật và kí hiệu: Sau khi chó đã làm quen với thanh huấn luyện, bạn có thể sử dụng ký hiệu bằng tay. Khi nói lệnh “Cuộn tròn”, hãy vẽ vòng tròn bằng tay trước mặt chó. Khi chó thực hiện đúng, bấm clicker và thưởng liền.
Lưu ý khi huấn luyện: Luôn kiên nhẫn và lặp lại nhiều lần. Mỗi phiên tập nên kéo dài 5-10 phút và thực hiện 2-3 lần mỗi ngày. Hãy chắc chắn rằng môi trường huấn luyện thoáng đãng. Khuyến cáo nên huấn luyện trong nhà để tránh làm dơ lông chó. Nếu chó gặp khó khăn, hãy sử dụng một nơi dốc nhẹ để giúp nó dễ dàng xoay hơn.
Mẹo Để Huấn Luyện Hiệu Quả
Kiên nhẫn: Đừng vội vàng, mỗi chú chó sẽ có thời gian học khác nhau.
Thời gian huấn luyện ngắn: Mỗi buổi huấn luyện chỉ nên kéo dài từ 5-10 phút để giữ chó không bị mất tập trung.
Sử dụng phần thưởng thông minh: Khen ngợi hoặc thưởng đồ ăn giúp chó có động lực học tập.
Tạo môi trường thoải mái: Chọn một không gian yên tĩnh và không có quá nhiều xao nhãng để chó tập trung.
Với 10 bài học huấn luyện trên, bạn hoàn toàn có thể giúp chú chó của mình trở nên ngoan ngoãn và dễ bảo ngay tại nhà. Hãy bắt đầu từ hôm nay để xây dựng một mối quan hệ tuyệt vời với chú chó của bạn nhé!
Còn điều gì thắc mắc xin hãy liên hệ ngay cho Thú y Blue Petcare để biết thêm chi tiết nhé!
Liên Hệ
Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi: